TÁC HẠI CỦA THỪA CÂN & BÊNH BÉO PHÌ

 


Bệnh béo phì làm cơ thể mất cân đối, nặng nề, chậm chạp... Thừa cân, béo phì làm cho sức khỏe kém, năng suất lao động giảm và chất lượng cuộc sống không thoải mái. Bệnh xương khớp: Người bị bệnh béo phì dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức triền miên do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp.

Dưới đây là 9 tác hại điển hình của béo phì mà ai cũng nên biết:

1.1. Suy giảm hệ miễn dịch

Người béo phì có hệ miễn dịch hoạt động kém hơn, nhạy cảm hơn với các yếu tố gây bệnh. Vì thế, người béo phì dễ mắc bệnh hơn và các bệnh nhiễm trùng cũng thường diễn ra lâu hơn, khó khắc phục hơn.

1.2. Bệnh xương khớp

Khi trọng lượng cơ thể vượt quá, xương khớp - hệ khung nâng đỡ cơ thể sẽ phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài không được giải phóng gây nguy cơ mắc bệnh xương khớp.

Các bệnh lý thường gặp như: loãng xương, thoái hóa xương, đau nhức xương khớp, bệnh Gout,… Những tổn thương xương khớp do béo phì này cần được theo dõi và điều trị, tránh bệnh tiến triển mạn tính và gây tổn thương không thể phục hồi.

1.3. Bệnh tiểu đường

Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn, liên quan đến tình trạng kháng insulin.

Người béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn

Người béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn

1.4. Bệnh lý tim mạch

Khi mỡ có nhiều trong máu, cùng lưu thông với máu trong lòng mạch, chúng dễ bám lại ở thành mạch, gây xơ hóa lòng mạch máu. Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra là: nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...

1.5. Bệnh hô hấp

Mỡ tích tụ đè nặng lên các cơ quan của hệ hô hấp như cơ hoành, khó phế quản,… Điều này giải thích nguyên nhân vì sao người béo phì thường có hơi thở nông và gấp hơn người bình thường. Nặng nề hơn, những người bệnh này có thể bị rối loạn nhịp thở, ngáy, ngưng thở khi ngủ,… ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng.

1.6. Bệnh tiêu hóa

Béo phì thường đi liền với những bệnh lý rối loạn hệ tiêu hóa khi mỡ thừa bám và cản trở hoạt động của ruột. Hơn nữa, mỡ tích tụ trong gan sẽ gây gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan,… và tăng nguy cơ bị sỏi mật.

1.7. Vô sinh

Béo phì làm ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết của cơ thể, trong đó có những hormone quan trọng cho sức khỏe tình dục và sinh sản. Cả hai giới đều chịu ảnh hưởng như sau:

Nữ giới: suy giảm chức năng buồng trứng, giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai,…

Nam giới: giảm hormone testosterone - hormone sinh dục nam và dẫn đến tình trạng giảm ham muốn, rối loạn cương dương, vô sinh,…

Béo phì khi mang thai làm tăng nguy cơ tiền sản giật, sản giật

Béo phì khi mang thai làm tăng nguy cơ tiền sản giật, sản giật

1.8. Biến chứng béo phì khi mang thai

Tác hại của bệnh béo phì ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn người bình thường. Phụ nữ mang thai bị béo phì có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng cho sức khỏe bản thân, thai nhi cũng như sự phát triển của trẻ sau này. 

Với phụ nữ mang thai: Béo phì dễ gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu, tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ,…

Với thai nhi: Trẻ sinh ra có thể bị rối loạn chuyển hóa, mỡ máu cao, sinh non, các vấn đề về dinh dưỡng và sức khỏe khác.

Vì thế phụ nữ có dự định mang thai nếu đang thừa cân, béo phì được khuyên nên kiểm soát cân nặng bản thân ở mức phù hợp để trẻ trong bụng mẹ và sau khi sinh ra có điều kiện phát triển tốt nhất. 

Với phụ nữ mang thai đã bị béo phì, cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe mẹ và bé để can thiệp phòng ngừa kịp thời. Trẻ vẫn có thể sinh ra khỏe mạnh, phát triển bình thường nếu cân nặng của mẹ được kiểm soát tốt.

1.9. Tác động đến tâm lý

Béo phì với thân hình quá khổ luôn khiến người bệnh bị tự ti khi giao tiếp với mọi người, kém chủ động và từ đó chất lượng cuộc sống, hạnh phúc cũng như hiệu quả công việc cũng thấp hơn. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, người béo phì dễ bị tác động tâm lý và trầm cảm hơn.

Béo phì càng nghiêm trọng thì biến chứng càng nguy hiểm

Béo phì càng nghiêm trọng thì biến chứng càng nguy hiểm

Mức độ bệnh béo phì càng nặng, thời gian càng dài, nguy cơ biến chứng và mức độ nghiêm trọng của biến chứng càng cao. Vì thế người thừa cân, béo phì cần có chế độ luyện tập, ăn uống lành mạnh để giảm cân, duy trì cân nặng ở mức tối ưu cho sức khỏe.

2. Béo phì ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?

Béo phì nguy hiểm như vậy, với người cao tuổi, khi sức đề kháng yếu hơn người trẻ, quá trình chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể cũng kém đi nên biến chứng càng nặng nề hơn.

  • Giảm tốc độ chuyển hóa cơ bản trong cơ thể: Gây đình trệ hoạt động của mọi cơ quan, ảnh hưởng đến sức khỏe và độ dẻo dai, linh động của cơ thể.

  • Quá trình bài tiết enzym tiêu hóa suy giảm: thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vi chất như Vitamin B12.

Bệnh tim mạch là bệnh lý “tuổi tác” đe dọa đến nhiều người cao tuổi, nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn ở người già bị thừa cân, béo phì. Đặc biệt những biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim có thể khiến người già tử vong nếu không can thiệp sớm. Nhiều trường hợp dù can thiệp y tế sớm nhưng biến chứng bệnh tim mạch như suy tim, liệt nửa người, phì đại tâm thất trái,… vẫn xảy ra.

Hệ tiêu hóa ở người già vốn hoạt động kém hơn người trẻ, quá trình bài tiết enzym tiêu hóa giảm nên rối loạn tiêu hóa do béo phì cũng nghiêm trọng hơn. Những đối tượng này dễ bị trĩ, táo bón, kém hấp thu,… 

Người cao tuổi bị béo phì nguy hiểm hơn người trẻ

Người cao tuổi bị béo phì nguy hiểm hơn người trẻ

Béo phì gây nhiều hệ lụy hơn cho người cao tuổi, do đó những đối tượng này nên kiểm soát dinh dưỡng và tập luyện thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân. 

Có thể thấy, tác hại của béo phì với sức khỏe con người là rất nguy hiểm, nó sẽ gây ra nhiều bệnh lý, biến chứng tiềm ẩn đe dọa. Nguy hiểm hơn là tỉ lệ người mắc bệnh béo phì và thừa cân ngày càng tăng. Theo thống kê, có tới 40% dân số Mỹ hiện nay đang bị béo phì, 60 - 70% dân số đang thừa cân. Như vậy kiểm soát cân nặng cơ thể ở ngưỡng an toàn vẫn là biện pháp phòng ngừa tốt nhất với căn bệnh này.

Giảm cân nặng, lượng mỡ thừa là bắt buộc đối với những người thừa cân và có nguye cơ béo phì đặc biệt là ở người cao tuổi.

xây dựng thói quen, chế độ tập luyện thích hợp mỗi ngày.

Điều chỉnh chế độ ăn, giảm lượng mỡ đưa vào cơ thê, ăn nhiều chất xơ...

Ngoài ra, với 1 ly cà phê Bứa mỗi ngày cũng là một lựa chọn hoàn hảo. Với các thành phần chính: chiết xuất quả bứa, thảo quyết minh, lá sen, cỏ ngọt, cà phê xanh.. giúp đốt cháy nhanh chóng lượng mỡ thừa, giảm cảm giác thèm ăn, tăng cường sức khỏe và sự minh mẫn....

Group hỗ trợ: 

Zalo: https://zalo.me/g/tcahla565

fanpage: https://www.facebook.com/caphebuagiamcan/

group: https://www.facebook.com/groups/2233851130129279

Chúng tôi đang tuyển dụng nhà phân phối trên toàn quốc. Mọi chi tiết xin liên hệ Tư vấn & hỗ trợ: Ms: Thiêm 0984026897

#cà_phê_bứa, 

#cà_phê_vietsmile

#cà_phê_giảm_cân


Nhận xét